Các chỉ số cần lưu ý
Screaming Frog là một công cụ phân tích SEO mạnh mẽ, cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu từ trang web của mình. Nó giúp kiểm tra cấu trúc trang web, xác định các vấn đề tối ưu hóa và cung cấp thông tin hữu ích như liên kết nội bộ, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và nhiều yếu tố SEO khác. Với Screaming Frog, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu suất SEO của trang web, nâng cao khả năng hiển thị và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Để ăn trọn điểm 10 trong buổi vấn đáp với câu hỏi check chỉ số Screaming Frog, đây là những chỉ số bạn cần lưu ý:
Response Codes
URL
Tittle
Meta description
H1
Images
Anchor text
Internal Link
External Link
1.Response Codes
Phía trên màn hình của công cụ, hãy nhấp vào tab có tên “Response Codes”. Tab này cung cấp cho chúng ta tất cả các mã phản hồi cho tất cả các URL của trang web được thu thập thông tin.
Để xem các mã phản hồi theo thứ tự, hãy nhấp vào cột “Status Codes” để sắp xếp các URL theo số mã phản hồi.
2.URL
Chuyển đến tab “URL” trên Screaming Frog để xem danh sách URL của bạn. Khi bạn kiểm tra URL, hãy chắc chắn rằng:
URL không quá dài
Không có ký tự đặc biệt trong URL
URL là duy nhất (không trùng lặp)
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến mã phản hồi (Status Code) của URL trên website để có thể xử lý tránh trải nghiệm không tốt cho người dùng.
Cách xử lý bạn có thể áp dụng tương tự ở phần “Response Codes”.
3.Title (Tiêu đề)
Tiếp theo, chúng ta cùng chuyển sang tab “Page Title” trong công cụ Screaming Frogs.
Khi nhấp vào tab này, bạn sẽ thấy thông tin về tiêu đề của tất cả các trang trên trang web của mình.
Ở phần này, bạn sẽ xem được tất cả các vấn đề đang xảy ra với tiêu đề trang trên website. Thông tin hiển thị tại phần “Filter” hoặc ở phần “Overview”. Cụ thể:
Missing: Trang bị thiếu tiêu đề
Duplicate: Trang bị trùng lặp tiêu đề
Over 60 characters: Tiêu đề dài hơn 60 ký tự
Below 30 characters: Tiêu đề ngắn hơn 30 ký tự
Over 555 Pixels: Tiêu đề hiển thị dài hơn 555 pixel
Below 200 Pixels: Tiêu đề hiển thị ngắn hơn 200 pixel
Multiple: Trang có nhiều hơn 1 title
Same As H1: Trang có tiêu đề tương tự thẻ Heading 1
Với mỗi vấn đề sẽ có phương án xử lý cụ thể như sau:
Trang thiếu tiêu đề: Hãy bổ sung tiêu đề cho những trang thuộc nhóm này. Khi bổ sung tiêu đề cho trang cần đảm bảo nó không bị các lỗi dưới đây.
Trang bị trùng lặp tiêu đề: Với các trang trùng lặp chúng ta có 2 trường hợp thường gặp. Đầu tiên, trang chính và phân trang của nó bị trùng lặp tiêu đề. Với trường hợp này, bạn có thể bỏ qua việc trùng lặp này. Trường hợp thứ 2, trang web của bạn có các trang khác nhau có tiêu đề giống nhau. Hãy thay đổi tiêu đề của các trang này để đảm bảo mỗi tiêu đề trên website của bạn là duy nhất.
Tiêu đề hiển thị quá ngắn hoặc quá dài: Với 1 tiêu đề quá dài (Over 60 characters hoặc Over 555 Pixels) thì sẽ bị cắt bớt khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Hoặc nếu quá ngắn (Below 30 characters hoặc Below 200 Pixels) sẽ không đủ thông tin và đủ thu hút với người dùng của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo tiêu đề của bạn dài khoảng 55 đến 65 ký tự.
Trang có nhiều hơn 1 tiêu đề: Với một trang thì hãy đảm bảo chỉ có duy nhất 1 tiêu đề. Nếu các trang của bạn có nhiều hơn 1 tiêu đề, hãy loại bỏ các tiêu đề và dữ lại 1 tiêu đề.
4.Meta description
Tương tự với tiêu đề, chúng ta cần kiểm tra phần mô tả trang web của bạn. Bạn hãy bấm vào tab “Meta Description” để có thể thấy các phần thông tin của tất cả các trang.
Screaming Frogs sẽ giúp bạn kiểm tra các vấn đề cụ thể của mô tả trang như sau:
Missing: Thiếu description
Duplicate: Trùng lặp description
Over 155 characters: description quá dài
Below 70 characters; description quá ngắn
Over 1016 Pixels: description hiển thị quá dài
Below 400 Pixels: description hiển thị quá ngắn
Multiple: Page có nhiều hơn 1 description
Hãy kiểm tra mô tả của trang và đảm bảo rằng chúng được tối ưu hóa hoàn toàn. Phương án xử lý sẽ áp dụng tương tự phần “3. Page Titles – Kiểm tra title của các trang trên website” với từng lỗi.
Cần lưu ý 1 mô tả trang sẽ có khoảng 160 ký tự.
5.Thẻ H1
Trong tab tiếp theo, tab H1 của Screaming Frog sẽ giúp bạn nắm được thông tin của tất cả thẻ H1 trên website của mình.
Những thông tin mà công cụ này cung cấp cho bạn về thẻ H1 trên trang web cụ thể như sau:
– Missing: Các trang trên website của bạn thiếu thẻ H1.
– Duplicate: Danh sách trang có thẻ H1 giống nhau.
– Over 70 characters: Các trang có thẻ H1 dài hơn 70 ký tự
– Multiple: Danh sách trang có nhiều hơn 1 thẻ H1
Khi nắm được các thông tin về thẻ H1 trên website bạn hãy chỉnh sửa thẻ H1 trên trang của mình để thẻ H1 đảm bảo các yếu tố sau:
Không có trang nào trên website thiếu thẻ H1
– Chỉ có 1 thẻ H1 trên mỗi trang
– Thẻ H1 là thẻ mô tả chủ đề của mỗi trang
– Tất cả các thẻ H1 có độ dài từ 20 đến 70 ký tự
– Đảm bảo mỗi thẻ H1 trên website là duy nhất, không trùng lặp với nhau
– Thẻ H1 được tối ưu có chứa từ khoá sẽ tốt hơn
6.Images
Nguyên tắc tối ưu hình ảnh trong Screaming Frog đó là luôn giữ hình ảnh của bạn khi đăng tải lên website nhỏ hơn 100Kb. Với Screaming Frog, bạn có thể kiểm tra hình ảnh nào đang gây chậm trang web của bạn.
Để tiến hành kiểm tra, hãy nhấp vào tab “Images” trong Screaming frog seo spider. Sau đó, bạn sẽ thấy một danh sách tất cả hình ảnh trên website của bạn
Tại đây, bạn có thể xem tất cả thông tin như kích thước ảnh, số liên kết chứa hình ảnh đó trên trang web,… Để đơn giản cho việc kiểm tra, bạn có thể sử dụng bộ lọc và lựa chọn “Over 100 Kb” để xem riêng các hình ảnh có kích thước lớn hơn 100Kb.
Bạn có thể xem các hình ảnh này và lựa chọn phương án xử lý phù hợp, như:
Nén hình về kích thước nhỏ hơn 100 Kb
Thay thế bằng các hình ảnh tương tự với kích thước nhỏ hơn 100Kb
Ngoài tính năng kiểm tra kích thước hình ảnh, tab “Images” của Screaming Frog SEO Spider còn cung cấp thêm cho bạn một thông tin khá quan trọng. Đó là thẻ ALT của ảnh. Nó cho bạn biết hình ảnh nào thiếu thẻ ALT hoặc có thẻ ALT dài hơn 100 ký tự.
Hãy đảm bảo, tất cả các hình ảnh của bạn đều có thẻ ALT và những thẻ ALT đó không dài hơn 100 ký tự.
Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về hình ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng bộ lọc để xem từng trường hợp về ALT ảnh.
7.Anchor text
Một tính năng khá hay và thường được áp dụng đó là tính năng kiểm tra Anchor Text từ các Internal Link trỏ về 1 trang trên website của bạn.
Với tính năng này bạn có thể kiểm soát được số lượng và chất lượng Anchor Text đang trỏ về 1 trang. Để kiểm tra, bạn hãy thực hiện từng bước cụ thể như sau:
Bấm chọn tab “Internal” của Screaming Frogs.
Ở giao diện chính của tab này, bạn lựa chọn 1 URL bất kỳ bạn muốn kiểm tra Anchor Text
Bấm chọn tab “Inlink” phía dưới màn hình để xem thông tin về Anchor Text
Ở tab “Inlink” Screaming Frog khi này, bạn nên quan tâm đến các thông tin trang về đang trỏ về trang mà bạn chọn trước đó bao gồm:
Các trang đang đặt internal link về trang bạn chọn (Cột “From”)
Anchor Text của các internal link về trang bạn chọn (Cột “Anchor Text”)
Kiểm tra và xử lý các Anchor Text không hợp lý đó là nhiệm vụ của bạn bây giờ.
8.Internal Link
Để có thể thực hiện phân tích bạn cần quay trở về tab “Internal” (tab đầu tiên trên Screaming Frog).
Bạn có thể thấy các thông tin như nguồn liên kết, đích đến, mã trạng thái, và các thuộc tính của liên kết.
Kiểm tra internal link trong Screaming Frog giúp bạn:
– Xác định cấu trúc liên kết nội bộ: Đảm bảo rằng các trang quan trọng được liên kết tốt, hỗ trợ người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung.
– Phát hiện liên kết hỏng (broken links): Tìm ra các liên kết nội bộ dẫn đến trang lỗi 404 hoặc trang bị chuyển hướng không mong muốn, gây trải nghiệm không tốt cho người dùng và ảnh hưởng SEO.
– Cải thiện SEO: Các liên kết nội bộ ảnh hưởng đến cách công cụ tìm kiếm đánh giá độ quan trọng của từng trang trên website, giúp tối ưu hóa quá trình index và xếp hạng.
8.External Link
Tính năng cuối cùng của công cụ Screaming Frog mà 3F Media muốn giới thiệu đến bạn là tính năng kiểm tra External link trỏ từ website của bạn.
Để xem external link, bạn bấm chọn tab “External” trên công cụ. Ở tab này, bạn có thể xem các thông tin về external link như:
- Địa chỉ URL
- Loại content
- Mã phản hồi
Với các thông tin trên, bạn có thể điều chỉnh external link trên website của nhóm. Nếu có những external link không hợp lý, bạn nên loại bỏ nó. Hoặc nếu website của bạn có quá ít external link, bạn cũng nên xem xét việc bổ sung các external link liên quan đến chủ đề website bạn, đó cũng là một điều tốt.
Lưu ý: Tuyệt đối không được để External Link sang đối thủ.
Kết luận
“Trên đây là bí kíp giúp các bạn ‘đánh gục’ kỳ thi vấn đáp cuối môn với Screaming Frog, nắm chắc trong tay điểm 10 trọn vẹn! Hãy tự tin tỏa sáng và bứt phá, chúc các bạn thi thật đỉnh cao và vượt vũ môn thành công!”
Hãy cùng đồng hành và cập nhật những xu hướng mới nhất về truyền thông với chúng mình trên các nền tảng nhé!
Xem thêm các video hướng dẫn:
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Google Seach Console Cùng 3F Media
>> Hướng Dẫn Thiết Kế Website Từ A – Z Cùng 3F Media
>> Cách Cài Đặt Schema Đơn Giản Cùng 3F Media
Xem Thêm Các Bài Viết Khác
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Google Seach Console Cùng 3F Media
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Google Analytics Cùng 3F Media
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Facebook và Facebook Ads Cùng 3F Media
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đọc chỉ số Screaming Frog giúp bạn tối ưu website của mình một cách hiệu quả. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu thấy nó hữu ích nhé!
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN CẦN HỖ TRỢ
————————————Nhóm Zalo hỗ trợ dự án tốt nghiệp: https://zalo.me/g/jeecjl491Nhóm Zalo Cộng Đồng 1: https://zalo.me/g/lwvzuk058Nhóm Zalo Cộng Đồng 2: https://zalo.me/g/mmykhf004THÔNG TIN LIÊN HỆ: