Bạn muốn tạo lập một Website bán hàng phục vụ cho kinh doanh cá nhân hay doanh nghiệp mà muốn tự tay tạo cho mình một website đúng ý nhưng không biết về ngôn ngữ lập trình ? Đừng lo bài viết này sẽ giúp bạn tạo lập được một website đơn giản bằng cách tạo lập website bằng wordpress
WordPress là gì? Giải thích chi tiết cho người mới bắt đầu tạo lập website bằng wordpress
WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi để tạo lập website. Nó được đánh giá cao bởi sự dễ sử dụng, linh hoạt và miễn phí, phù hợp cho mọi đối tượng từ người mới bắt đầu đến lập trình viên chuyên nghiệp.
Hệ thống quản trị nội dung (CMS) là gì?
Hãy tưởng tượng website như một ngôi nhà, CMS đóng vai trò như hệ thống quản lý, giúp bạn dễ dàng xây dựng, sửa chữa, và vận hành ngôi nhà đó mà không cần kiến thức xây dựng chuyên sâu.
Để tạo lập được website bằng WordPress cần có những gì?
Tên miền (Domain): Địa chỉ website trên internet (ví dụ: 3fmedia.vn)
Dịch vụ lưu trữ web (Hosting): Nơi lưu trữ dữ liệu website
Bộ cài đặt WordPress: Phần mềm quản lý website
Những cách cơ bản để tạo lập website
Các bước tạo lập website bằng WordPress.org (cài đặt tự do)
– Mua tên miền và hosting
– Cài đặt WordPress
– Chọn giao diện
– Tạo nội dung
– Tùy chỉnh website
– Cài đặt plugin cần thiết
– Cài đặt Google Search Console và Google Analytics
Các bước chi tiết:
1. Đăng ký Domain:
Truy cập trang web nhà cung cấp tên miền, có thể mua tại “https://my.3fmedia.vn/”
Các bước mua tên miền/domain tại 3F Media
Bước 1: Truy cập website “ “https://my.3fmedia.vn/”
Bước 2: Đăng ký thông tin tài khoản
Bước 3: Chọn tên miền mong muốn “ Theo tên thương hiệu, ngành hàng “
2. Mua Hosting:
Truy cập trang web nhà cung cấp tên miền, có thể mua tại “https://my.3fmedia.vn/”
Các bước mua Hosting tại 3F Media
Bước 1: Truy cập website “ “https://my.3fmedia.vn/”
Bước 2: Đăng ký thông tin tài khoản
Bước 3: Chọn các gói phù hợp với nhu cầu
3. Kết Nối Domain vô Hosting:
Bước 1. Truy cập cPanel Hosting:
Mở trình duyệt web và truy cập vào trang quản trị cPanel của Hosting bằng địa chỉ và mật khẩu được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ.
Bước 2. Tìm kiếm mục “Quản lý tên miền”:
Tại giao diện cPanel, hãy tìm kiếm mục “Quản lý tên miền” (thường nằm trong danh mục “Tên miền”).
Bước 3. Thêm tên miền mới:
Nhấp vào nút “Thêm tên miền mới” và nhập đầy đủ thông tin của Domain, bao gồm:
Bước 4. Trỏ nameserver về Hosting:
Truy cập trang quản trị tên miền (3F Media). Tìm kiếm mục “Quản lý nameserver” và thay đổi nameserver của Domain thành nameserver của Hosting. Thông tin nameserver của Hosting thường được cung cấp trong trang quản trị cPanel hoặc trong email thông báo khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting.
Lưu ý:
- Quá trình trỏ nameserver có thể mất thời gian (khoảng 12-24 tiếng) để cập nhật trên toàn cầu.
- Hãy đảm bảo nhập chính xác thông tin tên miền và nameserver để kết nối thành công.
- Liên hệ bộ phận hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào.
Video hướng dẫn:
Để “se duyên” Domain và Hosting một cách thành công, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết sau: https://m.youtube.com/watch?v=baY2KY7G7sM
4. Cài đặt WordPress:
Bước 1: Truy cập cPanel hosting
Bước 2: Tìm kiếm mục “Cài đặt WordPress”
Bước 3: Chọn cài đặt tự động hoặc thủ công
Video hướng dẫn:
Để cài đặt wordpress thành công, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết sau: https://www.youtube.com/watch?v=Z4ZtuG96Gug&t=55s
5. Cài đặt Theme cho website:
Bước 1: Truy cập giao diện quản trị WordPress
Bước 2: Chọn “Giao diện” > “Thêm mới”
Bước 3: Tìm kiếm và cài đặt theme mong muốn
Video hướng dẫn:
Để cài đặt được theme một cách thành công, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết sau: https://www.youtube.com/watch?v=5YRFnJAGXgA&t=59s
6. Cài đặt Plugin cho theme website:
Bước 1. Truy cập giao diện quản trị WordPress
Bước 2. Chọn “Plugin” > “Thêm mới”
7. Cài đặt Google Search Console & Cài đặt Google Analytics
Video hướng dẫn:
Để “se duyên” Domain và Hosting một cách thành công, hãy tham khảo video hướng dẫn chi tiết sau: https://www.youtube.com/watch?v=K4loIb23y6Q
Ưu điểm và nhược điểm khi tạo lập website bằng wordpress
WordPress là nền tảng tạo website phổ biến nhất hiện nay, được ưa chuộng bởi sự dễ sử dụng, linh hoạt và miễn phí. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng WordPress, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng cả ưu điểm và nhược điểm của nó để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Ưu điểm khi tạo lập website bằng WordPress:
Dễ sử dụng: Giao diện trực quan, dễ dàng thao tác ngay cả với người mới bắt đầu, không cần kiến thức lập trình chuyên sâu.Hệ thống quản trị đơn giản, cho phép bạn dễ dàng thêm, sửa, xóa nội dung, hình ảnh, video,…
Miễn phí: WordPress là phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể tải về và sử dụng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bạn cần chi trả cho tên miền và dịch vụ lưu trữ web (hosting) để website có thể hoạt động được.
Nhiều giao diện và plugin phong phú: WordPress sở hữu kho tàng giao diện và plugin khổng lồ, đa dạng về phong cách, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích. Miễn phí và trả phí, cho phép bạn dễ dàng thay đổi giao diện, thêm chức năng mới cho website.
Cộng đồng hỗ trợ lớn: WordPress có cộng đồng người dùng và nhà phát triển sôi động, sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề gặp phải thông qua diễn đàn, blog, tài liệu hướng dẫn,…
SEO thân thiện: WordPress được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, giúp website của bạn dễ dàng được xếp hạng cao trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ SEO tích hợp, giúp bạn tối ưu hóa nội dung, cấu trúc website hiệu quả.
Dễ dàng mở rộng: WordPress có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của website. Bạn có thể thêm plugin mới, giao diện mới hoặc nâng cấp gói hosting để đáp ứng lưu lượng truy cập tăng cao.
Nhược điểm khi tạo lập website bằng WordPress:
Bảo mật: WordPress có thể dễ bị tấn công hơn các loại website khác nếu bạn không thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp. Cần cập nhật thường xuyên WordPress, plugin và giao diện để vá các lỗ hổng bảo mật.
Hiệu suất: Hiệu suất website có thể bị ảnh hưởng nếu bạn sử dụng nhiều plugin hoặc giao diện nặng. Cần tối ưu hóa website thường xuyên để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh và mượt mà.
Cập nhật: Cần cập nhật WordPress, plugin và giao diện thường xuyên để đảm bảo bảo mật và hiệu suất tốt nhất. Việc cập nhật có thể tốn thời gian và đòi hỏi một số kiến thức kỹ thuật.
Spam: WordPress có thể dễ bị spam hơn các loại website khác do tính phổ biến rộng rãi. Cần sử dụng plugin chống spam và cài đặt các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn spam hiệu quả.
Khả năng tùy chỉnh: Mặc dù WordPress có thể dễ dàng tùy chỉnh, nhưng một số tính năng cao cấp có thể yêu cầu kiến thức lập trình. Nếu bạn muốn tùy chỉnh website theo yêu cầu phức tạp, bạn có thể cần thuê nhà phát triển web chuyên nghiệp.