Google Search Console (GSC) là công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất SEO của website trên Google. Từ việc kiểm tra thứ hạng từ khóa, giám sát lỗi lập chỉ mục, đến phân tích lưu lượng tìm kiếm, GSC cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách Google nhìn nhận và xếp hạng trang web của bạn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Google Search Console để cải thiện thứ hạng tìm kiếm và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng một cách hiệu quả.
2.1. Google Search Console Là Gì ?
Google Search Console (GSC) là một công cụ miễn phí của Google, giúp quản trị viên website theo dõi, duy trì và khắc phục các vấn đề liên quan đến hiệu suất của trang trên công cụ tìm kiếm Google. GSC cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng lập chỉ mục, các từ khóa mà trang web đang xếp hạng, và lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện các lỗi kỹ thuật trên website như lỗi thu thập dữ liệu, vấn đề bảo mật và khả năng hiển thị trên di động. Nhờ vào GSC, bạn có thể tối ưu hóa trang web để đạt hiệu suất SEO cao hơn và cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
2.2. Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Google Search Console
Google Search Console (GSC) cung cấp nhiều chỉ số quan trọng giúp bạn theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất SEO của trang web. Việc hiểu và phân tích các chỉ số trong GSC sẽ giúp bạn nắm bắt cách Google thu thập dữ liệu và xếp hạng website, từ đó cải thiện chiến lược SEO và tăng lưu lượng truy cập. Dưới đây là các chỉ số quan trọng và cách phân tích chúng:
2.1. Phần Hiệu Suất Trong Công Cụ Google Search Console
2.1.1. Các Bước Setup Đọc Chỉ Số Hiệu Suất Google Search Console
Bước 1: Setup thời gian về thời điểm muốn đo lường chỉ số, chọn những ngày mặc định có sẵn của Google Search Console hoặc tùy chỉnh thời gian theo ý mình
Bước 2: Setup loại tìm kiếm muốn đo lường “ Web, Hình ảnh, Video, Tin Tức” hoặc setup đối chiếu giữa các loại tìm kiếm với nhau tại phần compare.
Bước 3: Setup thêm các bộ lọc theo yêu cầu mong muốn “ Truy vấn, trang, quốc gia, thiết bị,…”
Bước 4: Tích đủ vào các chỉ số để hiển thị được đầy đủ các chỉ số đo lường “Lượt nhấp, lượt hiển thị, CTR, Vị trí trung bình”
2.1.2. Phân Tích Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Suất Google Search Console
Phần hiệu suất: là một bản thông tin bao gồm các chỉ số như: tổng số lượt nhấp, số lần hiển thị, CTR, vị trí TB trong kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, phần dưới là các chỉ số về xếp hạng từ khoá của các cụm từ tìm kiếm, lượt nhấp vào của từng trang,…Lưu ý GSC không tính chỉ số chạy Quảng cáo mà chỉ đo lường chỉ số Organic
2.1.2.1. Phần Hiệu Suất Cơ Bản
Số lượt nhấp: Tổng số lần một người dùng nhấp vào trang web của bạn (lưu ý nhấp ở kết quả tìm kiếm, không tính kết quả quảng cáo)
Lượt hiển thị: Tổng số lần người dùng nhìn thấy hoặc có khả năng nhìn thấy liên kết của website bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Nói chung, lượt hiển thị được tính bất cứ khi nào một mục xuất hiện trên trang kết quả hiện tại, bất kể người dùng có di chuyển tới xem mục đó hay không, miễn là người dùng không cần nhấp để xem thêm kết quả
CTR trung bình: tỉ lệ nhấp trung bình, công thức CTR = Tổng số lượt nhấp/ Tổng số hiển thị *100 => tỉ lệ này càng cao càng tốt
Vị trí trung bình: là vị trí trung bình của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm (vị trí này có thể thay đổi liên tục qua từng ngày)
2.1.2.2. Phần Hiệu Suất Chi Tiết
Cụm từ tìm kiếm: Các cụm có trong website hoặc có liên quan đến website mà người dùng đã tìm kiếm và website của bạn được hiển thị
Trang: Tổng số trang đã được hiển thị hoặc nhấp khi người dùng tìm kiếm cụm từ tìm kiếm
Quốc gia: Quốc gia có hiện thị, lượt nhấp được sắp xếp theo thứ tự
Thiết bị: loại thiết bị hiển thị
Hình thức xuất hiện: cách mà website các bạn được hiển thị trong kết qủa tìm kiếm
2.3. Phần Kiểm Tra Url Trong Công Cụ Google Search Console
Tính năng Kiểm tra URL (URL Inspection) trong Google Search Console cho phép kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của một trang cụ thể trên website. Bằng cách nhập URL vào thanh công cụ, Sẽ nhận được các thông tin chi tiết về việc trang đó có được Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục, và hiển thị trên kết quả tìm kiếm hay không.
Trạng thái lập chỉ mục:
Nếu URL chưa được lập chỉ mục, GSC sẽ cung cấp lý do, ví dụ như trang bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc thẻ meta noindex.
Crawl và lập chỉ mục:
Kiểm tra xem trang có thể được Google bot thu thập dữ liệu hay không và nếu có, Google đã thu thập trang đó lần cuối vào thời điểm nào.
Cho biết có bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thu thập dữ liệu không (ví dụ: lỗi server, chuyển hướng không chính xác).
Trạng thái phiên bản trực tiếp:
Cho phép kiểm tra phiên bản hiện tại của trang như cách Google nhìn thấy nó. Điều này giúp bạn xác minh nếu có bất kỳ sự thay đổi nào gần đây trên trang và xem liệu chúng đã được Google nhận biết.
Yêu cầu lập chỉ mục:
Nếu URL chưa được lập chỉ mục hoặc đã cập nhật nội dung trang, Có thể yêu cầu Google thu thập lại và lập chỉ mục ngay lập tức để những thay đổi đó được hiển thị nhanh hơn trên kết quả tìm kiếm.
2.4. Phần Lập Chỉ Mục Trong Công Cụ Google Search Console
Phần Lập chỉ mục (Indexing) trong Google Search Console giúp bạn theo dõi và quản lý quá trình mà Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho các trang trên websit. Đảm bảo các trang web của được Google nhận diện và hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Các tính năng chính của phần Lập chỉ mục trong GSC bao gồm:
2.4.1.Trang đã lập chỉ mục:
Trang đã lập chỉ mục là những trang mà Google đã thu thập dữ liệu và hiện đang có mặt trong chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Có thể xem số lượng trang được lập chỉ mục và theo dõi xu hướng tăng giảm qua thời gian.
Nếu có sự sụt giảm số lượng trang được lập chỉ mục, Có thể kiểm tra nguyên nhân (ví dụ: lỗi 404, lỗi chuyển hướng) để khắc phục kịp thời.
2.4.2. Trang không được lập chỉ mục:
Đây là những trang mà Google đã phát hiện nhưng không lập chỉ mục vì một số lý do như: nội dung trùng lặp, lỗi máy chủ, hoặc trang bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc thẻ noindex.
GSC cung cấp các thông báo chi tiết về lý do từng trang bị loại khỏi chỉ mục, Xác định và khắc phục sự cố để trang có thể được lập chỉ mục.
2.4.3. Sơ đồ trang web (Sitemap):
Bạn có thể gửi Sơ đồ trang web (XML Sitemap) trong GSC để Google dễ dàng phát hiện và lập chỉ mục các trang trên website. Sơ đồ trang web giúp Google hiểu được cấu trúc của trang web và các trang quan trọng.
2.4.4. Kiểm tra trạng thái URL:
Tính năng này cho phép kiểm tra trạng thái của một URL cụ thể và xem trang đã được lập chỉ mục hay chưa. Nếu chưa được lập chỉ mục, Có thể yêu cầu Google thu thập dữ liệu lại và lập chỉ mục.
2.4.5. Xử lý lỗi lập chỉ mục:
Lỗi 404: Trang không tồn tại hoặc bị xóa.
Chuyển hướng không đúng: Trang bị chuyển hướng sai hoặc nhiều lần chuyển hướng gây khó khăn cho Googlebot.
Trang chặn bởi robots.txt: Tệp robots.txt ngăn Googlebot thu thập dữ liệu trang này.
Thẻ noindex: Trang chứa thẻ noindex, yêu cầu Google không lập chỉ mục trang này.
2.4.6. Tính năng “Xóa tạm thời”:
Nếu bạn muốn tạm thời ngăn một URL xuất hiện trên Google Tìm kiếm, bạn có thể sử dụng tính năng này để yêu cầu Google xóa URL đó khỏi chỉ mục trong một khoảng thời gian nhất định.
2.5. Phần Liên Kết Trong Công Cụ Google Search Console
Phần liên kết: là phần chứa các thông tin gồm liên kết bên ngoài (các trang web liên kết hàng đầu, văn bản liên kết hàng đầu) và liên kết bên trong
2.5.1. Phân Tích Chỉ Số Liên Kết Bên Ngoài Trong Công Cụ Google Search Console
Các trang được liên hết hàng đầu: những trang mà bạn đặt link nhiều nhất (khi đi backlink)
Các trang web liên kết hàng đầu: những trang social network/forum/web mà bạn hay sử dụng để đi backlink nhất
Văn bản liên kết hàng đầu: là các Anchor text được sử dụng nhiều nhất để liên kết từ nguồn backlink đến trang web của bạn
2.5.2. Phân Tích Chỉ Số Liên Kết Bên Trong Trong Công Cụ Google Search Console
Các trang được liên hết hàng đầu: những trang được trỏ về nhiều nhất (khi làm internal link)
2.6. Video Hướng Dẫn Đọc Chỉ Số Goolgle Seach Console
Xem thêm các video hướng dẫn:
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Google Analytics Cùng 3F Media
>>Cách Cài Đặt Google Search Console
>> Cách Cài Đặt Schema Đơn Giản Cùng 3F Media
Xem Thêm Các Bài Viết Khác
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Google Analytics Cùng 3F Media
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Creaming Frog Cùng 3F Media
>> Cách Phân Tích Và Đọc Chỉ Số Công Cụ Facebook Ads & Google Ads Cùng 3F Media
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Search Console và giúp bạn sử dụng công cụ một cách hiệu quả. Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu thấy nó hữu ích nhé!
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN CẦN HỖ TRỢ